Cháo dinh dưỡng đã không còn là món ăn xa lạ của trẻ em. Nhờ sự tiện lợi, màu sắc bắt mắt và hương vị thơm ngon mà các cửa hàng cháo đã đáp ứng được thị yếu của các bậc phụ huynh và trẻ nhỏ
Vậy khi bắt đầu nghĩ đến mở cháo, hãy nghĩ xem chúng ta sẽ bán gì trong 1 tô cháo dinh dưỡng
1. Thứ nhất : Phải đảm bảo cháo dinh dưỡng thật sự dinh dưỡng
Thành phần cháo của bé phải có đủ 4 nhóm thành phần dinh dưỡng:
- Ngũ cốc: Gạo tẻ, gạo nếp, các loại hạt như hạt sen, hạt kê, đậu xanh,…
- Chất đạm: Thịt bò, thịt heo, tôm, cua, cá,…
- Chất béo: Chất béo thực vật( dầu oliu, dầu vừng, dầu gấc, dầu hạt cải,…), chất béo động vật( kết hợp với tỷ lệ nhỏ)
- Vitamin, chất xơ và khoáng chất: Rau xanh( Rau cải, rau muống, rau ngót, rau mùng tơi), cà rốt, bí đỏ,củ dền …
Mỗi loại thực phẩm sẽ có lượng calo riêng, các cửa hàng có thể lên catalogue để các khách hàng hiểu hơn về dinh dưỡng:
Xác định hàm lượng calo, chất dinh dưỡng trong từng loại cốc cháo tiêu chuẩn. Trẻ độ tuổi khác nhau sẽ có khẩu vị ăn khác nhau, nhu cầu calo trong một bữa ăn khác nhau. Đối với bước này sẽ mất thời gian tìm hiểu về cân bằng dinh dưỡng, tuy nhiên sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp của cửa hàng, giúp cha mẹ an tâm về hàm lượng dinh dưỡng trong cháo
2.Lựa chọn nguyên liệu khi nấu:
- Chất lượng:Nguyên liệu nấu cháo phải đảm bảo độ tươi ngon, nguồn gốc rõ ràng, có thể liên hệ với các trang trại rau sạch, cửa hàng thực phẩm sạch, hoặc các thương nhân uy tín tại chợ đầu mối
- Số lượng: Xác định được lượng thực phẩm sẽ nấu trong bao lâu, nấu 1 bữa bao nhiêu suất cháo, bảo quản bao nhiêu ngày thì vẫn giữ được độ tươi ngon, tránh việc lấy quá nhiều 1 loại nguyên liệu và dùng qua nhiều ngày làm giảm chất dinh dưỡng trong cháo
3. Bảo quản nguyên liệu:
- Đối với rau, củ quả: nhặt sạch lá úa, chất bẩn, để trong các loại ” hộp thở” hoặc giấy báo
- Ngũ cốc: Để nơi khô ráo, thoáng mát
- Thịt, tôm, cua,cá: Để ráo, chia từng ngày nấu vào túi nhỏ, có thể bảo quản bằng hộp trữ đông, hoặc hút chân không đối với những thực phẩm muốn dùng lâu hơn 1 tuần.
Tốt nhất nên chỉ sử dụng hết trong vòng từ 1-3 ngày
4.Sơ chế nguyên liệu:
- Gạo: Rửa, nhặt sạch, ngâm gạo trong 30 phút
- Rau rửa sạch, ngâm nước muối trong 15 phút
- Các loại thịt: Ngâm với nước ừng để khử mùi hăng
Đối với cá, tôm: Rửa sạch với rượu trắng hoặc giấm để khử mùi tanh, loại bỏ vỏ, chỉ tôm,xương …, lưu ý trẻ nhỏ kỵ nhất là còn các loại xương dăm, nên chúng ta cần tỉ mỉ để tránh trẻ ăn phải bị hóc hoặc trớ
5. Nấu cháo, và các loại thực phẩm
- Nấu nước hầm: Nước hầm xương nên chọn loại xương ít mỡ, hầm trong nhiều giờ và cũng không nên lạm dụng quá nhiều, không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi có thể gây khó tiêu, khó hấp thụ
- Nấu một nồi cháo trắng vừa nở búp, nấu đặc, không nên khuấy nhiều gây đổ nhựa làm khê rữa cháo.Sau đó đậy kín nắp để cháo bung nở hoàn toàn
- Rau, củ quả : Luộc, hấp tới mềm rồi xay nhuyễn, loại bỏ phần xơ bằng rây lọc
- Thịt, cá, tôm: xay nhỏ và phi thơm
- Lượng mắm muối gia vị đưa vào trong cháo phải tùy theo độ tuổi, không nên lạm dụng các gia vị tạo vị ngọt
6. Chuẩn bị hết các loại cháo ra từng khay
Mỗi khay phải để muỗi riêng, tránh lẫn mùi, hoặc 1 số trẻ bị dị ứng với 1 loại thực phẩm nào đó
Quầy cháo phải luôn đảm bảo sạch sẽ
Ngoài ra các chủ quán cháo cũng nên chuẩn bị thêm về
- Chuẩn bị nguồn vốn: Đầu tư mặt bằng, trang thiết bị
- Chọn địa điểm kinh doanh: Nơi đông dân cư, khảo sát mặt bằng, nhu cầu của người dân
- Trang trí cho cửa hàng bắt mắt. decor theo hướng xanh sạch hoặc bắt mắt đáng yêu
- Rèn luyện và kiên trì hoc hỏi, thử nghiệm các công thức cháo độc đáo, tạo bản quyền riêng cho chính mình
- Đọc và tìm hiểu về dinh dưỡng, nhu cầu của trẻ, nhu cầu của các bậc phụ huynh
Ngoài những bí quyết nho nhỏ phía trên, mỗi lần nấu hãy tâm niệm như đang nấu cho con cái, người thân của chúng ta. Thì tôi tin cửa hàng cháo của các bạn sẽ luôn tràn ngập niềm vui, tiếng cười của trẻ nhỏ
Tin khác